Cùng DS Decor vượt thời gian trở về với những ký ức thuở xưa Hà Nội qua những bức tranh dán tường phố Hà Nội xưa. Hơn 120 mã tranh tường Hà Nội phố giúp bạn có không gian vừa phong cách hiện đại, lại cũng vừa pha chút hoài niệm, cổ kính. Cùng xem ngay mẫu tranh dán tường 3D 5D 8D về Hà Nội bên dưới.
Tranh dán tường phố Hà Nội xưa 3D 5D 8D
Trong nhịp sống hối hả với bộn bề những lo toan của thời nay, người ta vẫn không quên tìm về một Hà Nội với những nét đẹp xưa cũ, một vẻ đẹp yên bình và sâu lắng. Hãy cùng DS Decor khám phá Hà Nội xưa và nay qua những bức tranh dán vượt thời gian để hiểu hơn về mảnh đất “nghìn năm văn hiến” này nhé!
Tranh Cầu Long Biên – Chứng nhân vô giá của lịch sử
Được Pháp xây dựng vào năm 1899, cầu Long Biên được xem là cây cầu sắt đầu tiên tại Việt Nam bắc qua sông Hồng nối liền hai quận Hoàn Kiếm và Long Biên của Hà Nội. Hơn 100 năm sống cùng thủ đô, chứng kiến những gia đoạn thăng trầm của lịch sử dân tộc trong suốt thế kỉ 20, cây cầu huyền thoại ấy đã trở thành biểu tượng lịch sử thiêng liêng, vô giá đối với mảnh đất và con người Hà Nội.
Được xây dựng trong vòng 4 năm (1899 – 1902) với tuổi đời hơn một thế kỉ, cầu Long Biên đã cùng với biết bao thế hệ người dân Hà Nội vào sinh ra tử trong những cuộc chiến tranh tàn khốc. Trong kháng chiến chống Mĩ, dù trải qua với 2 trận chiến lớn với 14 lần bị ném bom nhưng cây cầu ấy vẫn đứng hiên ngang, sừng sững như thể hiện cho sự trường tồn mãi mãi của đất nước, của dân tộc Việt Nam.
Ngày nay dù đã trải qua nhiều năm tháng với những dấu ấn thời gian rõ rệt, cầu Long Biên vẫn thu hút được đông đảo khách du lịch ghé thăm. Đồng thời, đây cũng được xem là một trong những địa điểm chụp hình lý tưởng của giới trẻ Hà Thành.
Nếu muốn đến tham quan cầu Long Biên, tốt nhất bạn nên đi vào buổi sáng sớm vì đó là lúc bầu không khí trong lành nhất. Mỗi buổi sáng, đứng trên cầu hít thở không khí trong lành và cảm nhận nhịp sống vừa có chút hối hả lại vừa có chút bình yên của người dân nơi đây sẽ mang đến cho ta một nguồn cảm hứng bất tận, sẵn sàng cho một ngày mới.
Hoặc nếu không có điều kiện mà ngày nào cũng muốn ngắm cầu Long Biên thì liên hệ DS Decor để dán tranh tường cầu Long Biên ngay nhé. Tha hồ selfi ngắm ngía ạ.
Tranh cầu Thê Húc – nét đẹp văn hóa người Hà Thành
Trong suốt chiều dài hơn một thế kỷ qua, cầu Thê Húc đã trở thành biểu tượng cho nét đẹp văn hóa và tâm linh của người Hà Thành. Thế nhưng, đi cùng với quãng thời gian ấy là những giá trị lịch sử và bí mật không phải ai cũng biết.
Vào năm 1865 dưới triều Tự Đức, Nguyễn Văn Siêu (1799-1872, một đại danh sĩ của đất Bắc Hà) đã cho xây cầu nối liền giữa bờ với đền Ngọc Sơn. Ông đặt tên cho cây cầu này là cầu Thê Húc với ý nghĩa: “Nơi lưu lại ánh sáng” hay “Ngưng tụ hào quang”.
Cây cầu gồm 15 nhịp, có 32 chân cột gỗ tròn xếp thành 16 đôi, mặt cầu lát ván, thành sơn màu đỏ sẫm, chữ Thê Húc được thếp vàng.
Sắc sơn đỏ của cây cầu liên quan mật thiết đến ý nghĩa tâm linh của cầu Thê Húc. Ngoài ra, màu sắc này cũng tượng trưng cho màu của mặt trời, màu của sự sống, may mắn và hạnh phúc theo quan niệm của người Á Đông. Vì vậy dán tranh cầu Thê Húc sẽ đem đến may mắn, hạnh phúc cho gia chủ.
Quay trở lại với những câu chuyện liên quan đến cây cầu Thê Húc. Người xưa tương truyền rằng, từ khi có cây cầu này, sĩ tử thi Hương chen nhau vào đền thắp hương cầu khấn, đặc biệt vào mỗi mùa thi, cụ từ trông đền phải cho người ra nhắc nhở thí sinh không chen lấn vì sợ sập cầu.
Vào giai đoạn 1882-1887, đền Ngọc Sơn trở thành nơi ở của một viên quan tư trong quân đội viễn chinh Pháp. Trước cảnh ngang trái, một thanh niên trí thức tên là Nguyễn Văn đã nảy ra ý định đốt cầu để cảnh cáo thực dân Pháp xúc phạm cõi tâm linh.
Vào một đêm cuối đông năm 1887, vụ phóng hỏa diễn ra thành công. Sau vụ cháy, các tấm ván trên mặt cầu đã cháy thành than. Kể từ đó, viên quan tư cảm thấy lo sợ và bất an nên đã sai quân chuyển đồ đạc đi nơi khác, không dám ở đền Ngọc Sơn nữa. Đồng thời, cầu Thê Húc cũng được tu sửa và xây dựng lại.
Thế nhưng, sau sự cố phóng hỏa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây cầu thì khoảng 55 năm sau, vào đêm Giao thừa năm 1952, cây cầu một lần nữa bị quá tải và gãy một nhịp do khách đi lễ ở đền Ngọc Sơn quá đông.
Khi đó, cầu Thê Húc được sơn màu đỏ và làm bằng gỗ rất thô sơ. Tuy nhiên, sau sự cố gãy cầu này, thị trưởng Hà Nội lúc đó là Thẩm Hoàng Tín đã cho phá bỏ cây cầu cũ và xây dựng lại một cây cầu mới dựa trên bản thiết kế của kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Diệm. Ngoài ra còn có sự giám sát xây dựng của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng.
Theo đó, để đảm bảo độ bền và không gây nguy hiểm cho người đi lại trên cầu, hai nhà kiến trúc sư đã quyết định đúc móng cầu bằng xi măng thay vì dùng cấu trúc gỗ như trước đó.
Trước đây, du khách và người dân được miễn phí khi lên cầu Thê Húc để thăm đền Ngọc Sơn, ngắm nhìn khung cảnh Hồ Gươm hay thậm chí là hóng gió. Thế nhưng, hiện nay du khách muốn lên cầu vào đền sẽ phải mua vé.
Từ cây cầu Thê Húc cho đến đài Nghiên, tháp Bút,… xung quanh Hồ Gươm đều ẩn chứa yếu tố linh thiêng này trong việc chọn hướng và màu sắc, kiến trúc, biểu tượng của các di tích…
Với việc mang lại điềm lành, màu đỏ may mắn hạnh phúc, anh chị có thể trang trí tranh dán tường cầu Thê húc cho nhà mình rất là tốt.
Tranh dán chợ Đồng Xuân – Khu chợ hơn 100 năm tuổi
Hà Nội xưa thường được gọi với cái tên là Thăng Long – Kẻ Chợ cũng bởi vì mảnh đất ngàn năm văn hiến chính là nơi hội tụ các ngành nghề lớn nhỏ, nơi họp chợ và là thị trường buôn bán lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Trong các khu chợ xưa ở Thăng Long thì chợ Đồng Xuân được xem là khu chợ to và vui nhất thời đó. Được xây dựng từ thời phong kiến nhà Nguyễn, tính đến nay chợ Đồng Xuân được xem là một trong những ngôi chợ có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam.
Là một trong những căn cứ kháng chiến chống thực dân Pháp đắc lực của Hà Nội, sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân được cho xây dựng lại và trở thành ngôi chợ lớn nhất tại Hà Nội. Tuy nhiên, vào năm 1994 một vụ hỏa hoạn lớn đã xảy ra làm thiêu trụi hầu hết những gian hàng trong chợ. Đây được xem là vụ cháy chợ lớn nhất tại Hà Nội cho đến tận ngày nay. Sau vụ hỏa hoạn, chợ được UBND TP Hà Nội cho xây dựng lại trên cơ sở bảo tồn nguyên vẹn kiến trúc cổ khu vực mặt tiền chợ.
Ngày nay, chợ Đồng Xuân được biết đến là khu chợ buôn bán sầm uất nhất nhì Việt Nam và là chợ đầu mối cung cấp hàng hóa cho tỉnh thành phía Bắc. Dù là báng sỉ hay bán lẻ thì giá cả ở chợ cũng rất phải chăng và không quá đắt đỏ. Đây cũng là một trong những lý do khiến cho du khách thường xuyên lựa chọn chợ Đồng Xuân là nơi ghé đến để mua quà cho bạn bè và người thân mỗi khi có dịp thăm Hà Nội.
Nhà văn Băng Sơn đã từng nói: “Ai có dịp về Hà Nội, nếu chưa đi chợ Đồng Xuân thì coi như mới biết một phần nhỏ, một góc bé, hoặc chưa đến Hà Nội”. Không chỉ là nơi buôn bán huyên náo, nhộn nhịp nhất Hà Thành, chợ Đồng Xuân còn là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, tinh thần lâu đời của người dân Thăng Long xưa, trở thành một trong những điểm đến không thể thiếu của mỗi du khách khi đến Hà Nội.
Bạn muốn lưu giữ một chút không khí phố chợ xưa liên hệ DS Decor in tranh dán chợ Đồng Xuân trang trí ngay nhé.
Tranh dán Chùa Một Cột – Biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội
Chùa Một Cột gọi theo ngữ Hán – Việt là Nhất Trụ Tháp hay Chùa Mật. Chùa còn có các tên gọi khác là Diên Hựu Tự hoặc Liên Hoa Đài. Ngôi chùa nằm trên con phố cùng tên thuộc Quận Ba Đình, Hà Nội. Không chỉ được đánh giá là ngôi chùa có kiến trúc nghệ thuật độc nhất ở Việt Nam cũng như châu Á, chùa Một Cột còn là điểm đến tâm linh, biểu tượng văn hóa ngàn năm của Hà Nội.
Chùa Một Cột được khởi công xây dựng vào năm Kỷ Sửu 1049, dưới thời vua Lý Thái Tông. Theo truyền thuyết dân gian, trong một giấc chiêm bao vua Lý Thái Tông đã mơ thấy Phật bà Quan Âm đang tọa trên đài sen tỏa ánh hào quang và mời nhà vua lên cùng. Tỉnh giấc chiêm bao nhà vua liền kể với bề tôi. Nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua nên dựng chùa trên trụ đá y như trong giấc mơ, làm tòa sen để Phật bà ngự ở trên.
Trong sử sách có chép lại tại vị trí chùa Một Cột bây giờ có một cột đá phía trên có ngôi lầu ngọc, trong lầu ngọc có tượng Phật Quan Âm đã được dựng ở hồ nước vuông. Nhà vua thường lui tới tụng kinh niệm phật, cầu nguyện. Sau hoàng tử nối dõi tu sửa lại thành chùa và dựng thêm một ngôi chùa bên cạnh cách 10 m về phía Tây Nam. Cụm di tích này được đặt tên Diên Hựu Tự với mong muốn “phước lành dài lâu”. Đó cũng chính lá ý nghĩa mà Tranh dán tường chùa Một cột đem đến cho gia chủ với mong muốn phước lành dài lâu.
Năm 1105 vua Lý Nhân Tông cho tu sửa chùa và dựng thêm trước sân hai tháp lợp sứ trắng. Đến năm 1108 Nguyên Phi Ỷ Lan sai người đúc một chiếc chuông lớn đặt tên là “Giác thế chung” với ý nghĩa thức tỉnh lòng thế nhân.
Chùa Một Cột có bốn mái cong đầu đao vút lên trời hay còn gọi là “tàu đao”. Mái chùa được đỡ bằng hệ thống thanh bẩy vươn ra sát phía dưới. Trên đỉnh mái chùa đắp hình “lưỡng long chầu mặt nguyệt”, đây là nét kiến trúc đặc trưng trong các chùa, chiền, đình, miếu. Hình lưỡng long uốn mình quay đuôi về phía nhau nhưng đầu đều hồi hướng về mặt nguyệt. Nét kiến trúc này biểu tượng cho sự sinh sôi, âm dương hài hòa.
Hoa sen được xem như biểu trưng trong văn hóa Phật giáo, gợi đến cho người ta những đức tính lương thiện, kiên nhẫn, không nhiễm tạp, hành trực … Liên Hoa Đài được tạo tác theo hình tượng bông sen đặt trên trụ đá cao giữa lòng hồ Linh Chiểu như đang vươn mình hướng lên thoát khỏi thế tục. Một hình ảnh vô cùng thanh tao, thuần khiết và độc đáo.
Tranh dán tường phố Hà Nội – Hoài niệm
Và còn rất nhiều địa danh, mà có lẽ bài viết của DS Decor đã quá dài không thể đề cập thêm. Với bất kỳ mẫu tranh dán tường Hà Nội phố nào cũng có nét đẹp riêng, ý nghĩa riêng. Bạn chọn được mã nào chưa hay muốn tìm một mẫu tranh phố nào đó đẹp mới lạ hãy liên hệ ngay Tranhdantuongds.com nhé.
Thông số tranh
- Thương hiệu: DS
- Phong cách: hiện đại, vintage, hòa cổ , hà nội phố
- In UV vải lụa 3D
- Không gian áp dụng: phòng ngủ, phòng trà, phòng khách, quán cafe…
- Dịch vụ ship hàng toàn quốc
- Đơn giá: theo m2, kích thước theo yêu cầu khách.
6 CAM KẾT CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TRANH DÁN TƯỜNG ĐẠI SƠN
- Tranh in đúng kích thước và mẫu mã khách đặt
- Chất lượng tranh đẹp, sắc nét.
- Tranh in trên lụa, có thể lau chùi bụi bẩn và kháng nước nhẹ.
- Sử dụng ảnh chất lượng cao để in tranh.
- Độ bền cao 7-10 năm trong điều kiện nội thất thường.
- Hoàn tiền 100% cho sản phẩm in sai mẫu trong đơn hàng.
Tranh dán tường DS cung cấp tranh dán tường 3D tại Hà Nội cũng như tất cả các tỉnh thành trên cả nước, với chất liệu đẹp, mẫu mã đa dạng, chắc chắn các bạn sẽ có một bức tranh đẹp ưng ý theo sở thích của mình.
==> Xem thêm: #TOP 40+ Mẫu Tranh Dán Tường 3D Cafe Trà Sữa Giá Rẻ Nhất
Liên hệ đặt hàng
Địa chỉ: Đường Hoàng Công Chất, Phường Phú Diễn, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Số điện thoại: 094 999 2665 – 0915 014 131
Email: daisondecor@gmail.com
Website: https://tranhdantuongds.com